TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ BẢO VỆ THƯỜNG XUYÊN

Mục đích của Hoàng Long Hải Security: Không ngừng nâng cao kỹ năng xử lý sự cố, nghiệp vụ bảo vệ, phương án PCCC và CHCN cho từng nhân viên.

Kế hoạch tập huấn: Hàng năm, Phó TGĐ phụ trách Nghiệp vụ bảo vệ lập kế hoạch tập huấn, trình TGĐ, HĐQT phê duyệt.

Đánh giá kết quả tập huấn:

  • Đạt yêu cầu: Đủ điều kiện để tiếp tục công tác.
  • Không đạt yêu cầu: Xem xét để chuyển công tác khác hoặc chấm dứt Hợp đồng lao động.

Các tình huống diễn tập thường xuyên

Tình huống : KHI CÓ KẺ GIAN ĐỘT NHẬP MỤC TIÊU

Bước 1: Xác Định Đối Tượng

1. Quan sát ghi nhận ban đầu:

  • Các hung khí mà kẻ gian đang có
  • Màu sắc, loại quần áo đang mặc.
  • Màu tóc, hình dáng, khuôn mặt
  • Tuổi, chiều cao, giới tính….

2. Xác định vị trí kẻ tội phạm:

  • Xác định vị trí kẻ tội phạm đang ẩn nấp hoặc đang thực hiện hành vi tội phạm .
  • Xác định khu vực đó gần chốt bảo vệ nào.
  • Phán đoán lối thoát mà kẻ gian có thể tẩu thoát.
  • Phán đoán mức độ, khả năng khống chế kẻ gian. Xem xét các biểu hiện tội phạm chuyên nghiệp hay không? có đồng phạm hay không?

3. Xác định số lượng kẻ gian

  • Bí mật quan sát kỹ xác định nhanh số lượng kẻ gian.và phán đoán hành động của chúng
  • Chú ý phát hiện những phương tiện di chuyển, chuyên chở của kẻ gian như: xe đạp – xe máy- ôtô… chú ý ghi nhận những chi tiết sau: màu xe, hiệu xe, biển số, hướng đậu, đường thoát…
  • Bằng sự khéo léo không cho kẻ gian phát hiện ra mình.
  • Tuỳ trường hợp với các yếu tố, điều kiện cho phép mới thực hiện đủ các bước nêu trên.

Bước 2: Phương Pháp Bắt Giữ:

2.1 Thông tin liên lạc với các vị trí:

  • Dùng các phương tiện thông tin sẵn sàng có báo cáo cho tất cả các vị trí trong mục tiêu biết.
  • Trường hợp mục tiêu có một vị trí NVBV tại đó phải dùng phương tiện thông tin liên lạc báo cho các mục tiêu gần nhất,
  • Báo về VP. Hoàng Long Hải Security, báo cho Công an địa phương, Chủ đầu tư hay dân chúng địa phương biết.
  • Yêu cầu:
  • Thông tin gắn gọn, chính xác.
  • Thông tin cho các vị trí biết rõ đặc điểm của kẻ phạm tội.

2.2 Phối hợp bắt giữ:

  • Chỉ huy cao nhất tại mục tiêu lúc đó (Đội trưởng, ca trưởng) hoặc chính nhân viên phát hiện vụ việc triển khai công tác bắt giữ.
  • Tất cả các vị trí nhanh chóng tiến hành phối hợp bao vây khu vực phát hiện kẻ gian.
  • Giám sát chặt chẽ lối thoát, nơi hiểm yếu đặc biệt là lối thoát kẻ gian để phương tiện di chuyển, chuyên chở.
  • Khép chặt vòng vây, áp sát đối tượng cần bắt giữ.
  • Nếu mục tiêu chỉ có 01 vị trí  thì sau khi xác định rõ các đặc điểm của kẻ tội phạm, tuỳ thuộc vào khả năng của mình có thể ứng phó hoặc chờ hỗ trợ.

2.3 Bắt giữ:

  • Sau khi đã tiếp cận được kẻ gian nhanh chóng dùng các biện pháp nghiệp vụ, võ thụât trấn áp, bắt giữ.
  • Chú ý:
  • Chỉ được áp dụng các nghiệp vụ dùng vũ lực trong phòng vệ chính đáng.
  • Áp dụng bắt giữ kẻ phạm tội trong điều kiện phạm tội quả tang.
  • Biện pháp chủ yếu là trấn áp, bắt giữ không nhất thiết phải dùng đến vũ lực.
  • Khi bắt giữ, cần cố gắng giữ nguyên hiện trường đề phòng kẻ gian phá huỷ tang chứng, vật chứng.

Bước 3: Các Biện Pháp Xử Lý Tiếp Theo:

  • Lập biên bản vụ việc.
  • Bảo vệ hiện trường, tang chứng, vật chứng nhất là nhân chứng phục vụ cho công tác điều tra.
  • Phòng chống kẻ gian lợi dụng sơ hở để trốn thoát.
  • Ngăn chặn không cho người tò mò vào mục tiêu.
  • Ngăn chặn kẻ gian lợi dụng lúc lộn xộn vào mục tiêu phá hoại.
  • Tuỳ mức độ thiệt hại, tính chất vụ việc mà cần phải đưa người phạm tội đến cơ quan Công an sau khi được sự thống nhất của Chủ quản.
  • Sẵn sàng phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác điều tra, cung cấp các tài liêu liên quan.

Tình Huống  :    KHI CÓ SỰ CỐ CHÁY  – NỔ

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY

  • Các phương tiện PCCC được bảo dưỡng định kỳ và luôn trong điều kiện hoạt động tốt.
  • Tất cả các nhân viên đều phải hiểu rõ quy tắc PCCC, phương án PCCC, vị trí của các phương tiện PCCC.
  • Thường xuyên học tập và diễn tập PCCC theo định kỳ hoặc đột xuất.
  • Thường xuyên liên hệ nhắc nhở tất cả mọi người chấp hành nghiêm các qui định về PCCC.
  • Thường xuyên tuần tra, giám sát các khu vực dễ gây ra nguy cơ cháy nổ.
  • Khi di dời các phương tiện PCCC phải có sự đồng ý của các cấp có liên quan.
  • Không để vật cản trở sự cơ động của các phương tiện PCCC.
  • Luôn kiểm tra và để thông thoáng lối thoát hiểm.
  • Tham mưu cho các cấp về công tác PCCC.

QUY TRÌNH XỬ LÝ

Bước 1: Khi nhận được tin báo:

  • Ngay khi nhận được tin báo NVBV phải nhanh chóng di chuyển đến địa điểm báo cháy kiểm tra xem đó là thật hay giả, mức độ lớn hay nhỏ?.
  • Nếu cháy nhỏ và nhận định không nguy hiểm thì phải tự mình dùng các phương tiện PCCC gần đó để dập tắt. Tuyệt đối tránh tình trạng hoảng sợ không đáng có gây sự hoảng loạn.
  • Khi xác định có nguy cơ cháy lớn phải lập tức thông báo cho toàn bộ LLBV và các bộ phận liên quan.
  • Nếu cháy lớn có thể xác định lây lan nguy hiểm cần phải: Thông tin mọi nơi – và Hô to “ Cháy! Cháy! Cháy!” để mọi người chý ý.
  • Chuyển bộ đàm sang kênh khẩn cấp và không được gọi nếu không cần thiết.

Bước 2: Xác định tính chất của vụ cháy:

  • Căn cứ vào độ cao của ngọn lửa, diện tích đám cháy, nhiệt độ tỏa ra từ đám cháy.
  • Căn cứ tốc độ lây lan của ngọn lửa .
  • Căn cứ vào vật liệu, địa hình, địa vật tại nơi cháy và khu vực lân cận.

Bước 3: Xử lý:

  • Cúp cầu dao chính ngăn ngừa các thiết bị điện chập, chạm gây cháy nổ dây chuyền.
  • Phát động báo cháy: Ngoài đập kính, hô lớn còn có thể dùng nhiều biện pháp khác như: Đánh kẻng, thổi còi hay làm bất cứ hành động gì để mọi ở người gần đó chú ý di tản hoặc trợ giúp.
  • Ngay lập tức phải xem xét nếu thấy người bị nạn phải cứu chữa kịp thời.
  • Gọi điện thoại cho CS PCCC theo danh bạ có sẵn, cung cấp địa điểm bị cháy
  • Mở nhanh các lối thoát hiểm để mọi người thoát ra ngoài.
  • Chú ý hướng gió di tản mọi người cho an toàn, không được di tản xuôi theo chiều gió.
  • Dùng tất cả các phương tiện sẵn có để chữa cháy.
  • Chuẩn bị nhanh chóng, thuận lợi lối đi lại cho xe cứu hỏa, cứu thương.
  • Xác định nơi có thể ùn tắc do con người như:

+ Cửa thoát hiểm,

+ Bãi xe, nơi để đồ nhân viên,

+ Nơi có tài sản.

Điều động nhân viên giám sát, đảm bảo an toàn trật tự tạ đây.

  • Di dời ngay lập tức các đồ vật dễ gây cháy, nổ ra xa khu vực nguy hiểm.
  • Di chuyển an toàn tài liệu, tài sản quan trọng và cử người coi giữ.
  • Chú ý không cho kẻ xấu lợi dụng như: Đột nhập, tẩu tán, trộm cắp.
  • Tất cả các nhân viên bảo vệ phải đảm bảo an toàn vị trí phân công.
  • Đảm bảo an toàn bãi xe, không cho mọi người lấy xe trừ khi có lệnh báo an toàn từ cấp có thẩm quyền.

Bước 4: Các Bước xử lý tiếp theo:

  • Bảo vệ tốt hiện trường để các ban, nghành, Công an làm công tác khám nghiệm điều tra.
  • Lập biên bản, báo cáo sự việc
  • Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan hữu quan.
  • Đánh giá mức độ thiện hại.
  • Chỉ thu dọn khi có lệnh của cấp có thẩm quyền.

Một số vấn đề cần chú ý trong công tác PCCC:

  • Phải coi trọng tính mạng con người. Ưu tiên cứu người
  • Xác định đặc điểm, nguyên nhân của vụ cháy để áp dụng phương pháp chữa cháy thích hợp như:

+ Cháy thường: Dùng nước hay các loại bình

+ Cháy xăng dầu: Không được dùng nước.

+ Cháy do điện: Dùng bình CO2.

  • Thao tác chữa cháy: Nghiêng mình, rút chốn an toàn, nắm ngay tay nắm, đầu vòi hướng về phía ngọn lửa, nắm cần phụ nhấn mạnh cho hơi hay bột thoát ra ngoài.
  • Chữa cháy theo chiến thuật chia cắt, cô lập ngọn lửa.
  • Phòng cháy bao giờ cũng quan trọng hơn chữa cháy. Vì vậy, NVBV phải đặc biệt chú ý vấn đề này. Tự mình làm tốt công tác PCCC và nhắc nhở các bộ phận khác tuân thủ nội quy PCCC.
Tình Huống  : KHI CÓ SỰ CÓ TAI NẠN LAO ĐỘNG
  • Điện thoại báo cho lãnh đạo Chủ đầu tư, chỉ huy để xin ý kiến chỉ đạo và hỗ trợ.
  • Tổ chức sơ cứu ban đầu
  • Tổ chức, trưng dụng các phương tiện sơ cấp cứu tại mục tiêu,
  • Phối hợp với bộ phận y tế trong khu vực để đưa nạn nhân đến các cơ sở cấp cứu gần nhất.
  • Tiến hành công tác phong tỏa tạm thời, bảo vệ hiện trường tại nơi xảy ra sự việc.
  • Trường hợp thân nhân người bị nạn tập hợp tại hiện trường quá đông, Bảo vệ phải tổ chức các bộ phận nhằm ổn định tinh thần cho họ, hướng dẫn, yêu cầu họ phải giữ bình tĩnh.
  • Sắp xếp trật tự các loại phương tiện, tránh làm tắc nghẽn lối ra vào của xe cứu thương.
  • Các phóng viên báo đài, thông tin đại chúng, các ban nghành đoàn thể…vv đến nhằm mục đích đưa tin những sự việc liên quan trên.

Bảo vệ phải xử lý hết sức khéo léo, thông báo lại cho Chủ đầu tư để xin ý kiến và hướng giải quyết trước khi cho phép họ tiếp cận mục tiêu.

  • Sớm ổn định tình hình; cùng với Chủ đầu tư tổ chức cho người lao động trở lại làm việc bình thường.
  • Lập hồ sơ sụ việc, báo cáo các cơ quan có thẩm quyền.

 

Đặt liên hệ nhanh :  Xin nhấn vào đây 

CÔNG TY CP DỊCH VỤ BẢO VỆ HOÀNG LONG HẢI

⛳️Địa chỉ: 346/1 Bình Lợi, P.13 Q.Bình Thạnh, TP.HCM

DỊCH VỤ KHÁC

Bồi thường thiệt hại

Bồi thường theo thời giá cho những mất mát, thiệt hại xảy ra mà nguyên nhân do nhân viên bảo vệ gây ra hoặc nhân viên bảo vệ thực hiện sai nghiệp vụ

Phương pháp huấn luyện các tình huống giả định

PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN CÁC TÌNH HUỐNG GIẢ ĐỊNH & NHỮNG NGUYÊN TẮC CẦN LƯU Ý KHI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TẠI CÁC MỤC TIÊU

Nguy cơ mất an ninh trật tự – An toàn tài sản và phòng chống cháy nổ

NHỮNG NGUY CƠ MẤT AN NINH TRẬT TỰ – AN TOÀN TÀI SẢN – AN TOÀN VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA

QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG, ĐÀO TẠO, TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ BẢO VỆ

Hoàng Long Hải Security thành lập các Chi nhánh tuyển dụng ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam trực tiếp tuyển dụng tại các Quân khu khi có những đợt xuất ngũ.

ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ VÀ KỸ NĂNG CHUYÊN SÂU

Lực lượng Bảo vệ chuyên nghiệp của chúng tôi không những được giảng dạy nghiệp vụ bảo vệ do các chuyên gia hàng đầu trong ngành An ninh